Tầm quan trọng của Glucosamine trong hỗ trợ cơ xương khớp

Glucosamine là một hoạt chất đang được lưu hành phổ biến trên thị trường Việt Nam. Rất nhiều người sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa Glucosamin thường xuyên để có một hệ xương khớp khỏe mạnh. Tuy nhiên việc sử dụng một cách đại trà và tự do chưa đem lại nhiều kết quả như mọi người mong đợi. Vì vậy dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng Glucosamin sao cho có kết quả tốt nhất và tránh được những tác hại không đáng có.
Glucosamin được dùng cho các tình trạng thoái hóa xương khớp nguyên phát hoặc thứ phát, viêm khớp cấp và mạn tính. Glucosamin cần dùng liên tục từ 2-3 tháng, điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy tình trạng bệnh. Các tác dụng phụ của glucosamine mặc dù hiếm gặp, nhưng thực tế vẫn ghi nhận một số tác dụng phụ như: đầy hơi, trướng bụng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón.
Khi sử dụng Glucosamin, người bệnh cần chú ý gì?
Liệu trình sử dụng?
Khi sử dụng các sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa Glucosamin, người sử dụng cần nhớ: Glucosamin có công dụng hỗ trợ khắc chế nguyên nhân gây thoái hóa khớp, không có tác dụng giảm đau tức thời như thuốc giảm đau, cần phải kiên trì sử dụng mới có được kết quả tốt. Nếu thấy bệnh nặng quá, nên dùng thêm các thuốc kháng viêm để điều trị tốt hơn.
Độ an toàn của Glucosamin?
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định Glucosamin gây nguy hiểm cho một số người dị ứng với hải sản, tôm ốc,… nhưng tốt hơn hết là người sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng dị ứng của mình. Những đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng Glucosamin:
Bệnh nhân mắc bệnh về tim, mắc cảm cúm, huyết áp cao, nhiễm vi khuẩn tai, mũi, họng.
Bệnh nhân bị đái tháo đường và huyết áp thấp cần t có sự theo dõi sát sao.
Với những người chảy máu không ổn định, người đang uống kháng sinh cần kiểm tra thời gian đông máu cẩn thận và liên tục để tránh tình chảy máu liên tục.
Không sử dụng cho người chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Một số tác dụng không mong muốn khác có thể xuất hiện khi sử dụng Glucosamin như đầy bụng, đi ngoài phân không thành khuôn, khó chịu bụng, khó ngủ, choáng váng, da và móng khô,… Glucosamin gây huyết áp cao tạm thời.
Sử dụng Glucosamin như thế nào là đúng?
Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng: không phải cứ sử dụng các sản phẩm có thành phần Glucosamin là sẽ có hiệu quả với các triệu chứng, bệnh về xương khớp và có hiệu quả ở tất cả các bệnh nhân. Do đó cần lựa chọn sản phẩm tốt với công thức và thành phần phù hợp ( như bổ sung Chondroitin và Acid Hyaluronic) để đạt được tác dụng tốt nhất.
Những người không nên dùng glucosamine:
Những người có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp… nên thận trọng khi dùng glucosamine.
Glucosamine làm giảm tiết insulin hoặc có tác động đối với đường huyết nhưng glucosamine là một đường amino nên bệnh nhân đái tháo đường cần thận trọng và kiểm tra đường huyết thường xuyên khi sử dụng.
Glucosamin thường được chiết xuất từ vỏ tôm cua nên những bệnh nhân dị ứng với tôm cua nên cẩn trọng và nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng trước khi dùng glucosamine.
Glucosamin có thể liên quan đến hen suyễn, do đó bệnh nhân có tiền sử hen suyễn cần đặc biệt thận trọng.
Glucosamin có thể làm tăng hấp thu tetracyclin ở dạ dày – ruột, có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin… nên tránh dùng glucosamin cùng lúc với các loại thuốc này.
Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc bao gồm thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu và thuốc trị tiểu đường.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không nên dùng glucosamin do chưa có đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả.

Trả lời