Probiotics là gì? Phân biệt probitics với prebiotics

Phân biệt probitics với prebiotics

Probiotics và các chế phẩm có chứa Probiotics đang được lựa chọn ngày càng nhiều. Nhưng có rất nhiều người đang hiểu chưa chính xác cho rằng Probiotic là Prebiotic hay men tiêu hóa, còn thực tế đây lại là 3 tên gọi và 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng phân biệt các tên gọi khác nhau để không bị nhầm lẫn khi chọn mua các sản phẩm Probiotic.

PROBIOTICS LÀ GÌ?

Probiotics là gì?
Probiotics là gì?

Từ “probiotics” được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là “dành cho cuộc sống”. Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa Probiotics như sau: “ Probiotics là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.”

Còn sống: vi khuẩn cần được xác định còn sống sau khi được bổ sung vào cơ thể người – chứng minh bởi nghiên cứu lâm sàng. WHO chỉ công nhận tiêu chuẩn này đối với các Probiotics chứng minh được bằng nghiên cứu lâm sàng về sự tồn tại của vi khuẩn trên toàn hệ tiêu hóa. (Vì điều này nên sữa chua không được coi là probiotic, do hầu hết đã chết ở dạ dày).

Liều lượng đầy đủ: 10^8 đơn vị hay 100 triệu đơn vị tế bào lợi khuẩn – được WHO quy định là liều đầy đủ số lượng Probiotics cho mỗi lần bổ sung, tùy thuộc vào tình trạng có thể mỗi người có thể sử dụng tới 10^11. Lưu ý: các vi khuẩn phải được phân lập đến cấp “chủng”.

Có lợi cho sức khỏe: WHO cũng chỉ công nhận những lợi ích đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng.

Cũng theo WHO, một Probiotics được xem là “tốt” nếu đáp ứng 5 yếu tố sau:

  • Chế phẩm chứa vi sinh vật sống.
  • Xác định cụ thể chi, loài, chủng và được phân lập tới chủng.
  • Đảm bảo liều lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng (tối thiểu 10^8 đơn vị).
  • Hiệu quả được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên người.
  • Có bằng chứng về độ an toàn trên người.

PHÂN BIỆT PROBIOTICS VÀ PREBIOTICS

Prebiotic và Probiotic nghe thì nhiều người lầm tưởng là một nhưng sự thật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu như Probiotic là những vi sinh vật có lợi liên quan chặt chẽ tới sức khỏe của hệ tiêu hóa thì Prebiotic lại là nguồn thức ăn cho Probiotic từ đó giúp kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Prebiotic là chất xơ hòa tan, chủ yếu là các Oligosaccharides. Do chúng không được thủy phân trong ruột non nên được gọi là chất xơ. Trong đó, Prebiotic có nguồn gốc từ thực vật là FOS (Fructo Oligosaccharide), bao gồm glucose và fructose liên kết với nhau. Prebiotic rất giàu trong đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám, lúa mạch nguyên cám, hành, chuối, tỏi, nho, a-ti-sô, măng tây, sữa chua…

Phân biệt probiotics và prebiotics
Phân biệt probiotics và prebiotics

KHI NÀO CẦN BỔ SUNG PROBIOTICS/PREBIOTICS

Do Probiotic cần thức ăn để kích thích sự tăng trưởng còn Prebiotic chỉ có thể phát huy tác dụng khi trong cơ thể đã có sẵn Probiotic. Trong khi cả Probiotic và Prebiotic đều rất cần thiết cho sức khỏe mà cơ thể lại không thể tự sinh ra được, nên cả hai cần phải được bổ sung hàng ngày.

PHÂN BIỆT PROBIOTICS VỚI MEN TIÊU HÓA

Có rất nhiều khách hàng khi mua hàng lầm tưởng men tiêu hóa chính là Probiotic. Nhưng sự thật là:

Probiotic là những vi sinh vật có lợi cư trú tự nhiên trong dạ dày và ruột. Cơ thể không tự sản sinh ra Probiotic mà chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài. Còn Men tiêu hóa là enzym do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thu thức ăn (cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu). Men tiêu hóa thường do các tuyến nước bọt, dạ dày hay tuyến tụy tiết ra…

KHI NÀO CẦN BỔ SUNG PROBIOTICS/MEN TIÊU HÓA

Probiotics nên được bổ sung hàng ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cơ thể phòng chống các bệnh rối loạn tiêu hóa, phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ,…

Còn Men tiêu hóa chỉ nên bổ sung theo chỉ định của bác sĩ khi có bằng chứng là bị thiếu men tiêu hóa như người bị ngộ độc thực phẩm, dùng bia rượu kéo dài, dùng thuốc (nhất là kháng sinh), stress.. sẽ làm cho việc tiết các men này bị hạn chế, khiến thức ăn không được tiêu hóa tốt dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…và chỉ nên bổ sung men tiêu hóa trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

THẬN TRỌNG KHI DÙNG PROBIOTICS VỚI MEN TIÊU HÓA

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại Probiotic hay thường gọi “men vi sinh” “ lợi khuẩn” được bán tràn lan. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng đủ tiêu chuẩn, bởi Probiotic chứa các vi sinh vật sống có ích nên chúng rất dễ bị chết bởi các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, pH môi trường. Nên khi mua hàng cần phải chọn chế phẩm Probiotic của thương hiệu nổi tiếng , phải được xử lý thích hợp trong điều kiện nghiêm ngặt để vi sinh vật bền ở điều kiện bên ngoài và quan trọng phải có bằng chứng chứng minh “ còn sống với lượng đầy đủ 10^8 đơn vị“ khi vào cơ thể.

Còn với men tiêu hóa, nếu lạm dụng và dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh trong cơ thể như tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy. Do đó sẽ khiến cơ thể lười biếng không sản sinh ra men tiêu hóa, lâu dần sẽ giảm công suất và trở nên trì trệ. Khi đó, cơ thể có nguy cơ sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa được uống vào. Điều này giải thích tại sao có những người dùng men tiêu hóa trong cả tháng trời mà lại thấy cơ thể ngày càng suy nhược và yếu ớt hơn. Vì thế chỉ dùng men tiêu hóa khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng dùng quá dài ngày.

Trả lời