Cách dùng glucosamin an toàn

Glucosamin là một chất tự nhiên được tìm thấy trong các sụn khớp khỏe mạnh của cơ thể. Ở dạng dược phẩm, glucosamin được dùng để trị viêm khớp gối mạn, giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp nhẹ và trung bình. Trong khi các lợi ích của glucosamin vẫn còn đang được bàn cãi thì thuốc lại được nhiều người sử dụng bừa bãi, mang đến những kết quả không mong muốn.
Dùng glucosamin không lành như bạn tưởng
Ở Mỹ, glucosamin chưa được công nhận là thuốc, chỉ được công nhận là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Nhưng trên thế giới, hiện nay có khoảng 70 quốc gia công nhận glucosamin là thuốc điều trị thoái hóa khớp.
Trên trang tìm kiếm google, chỉ cần gõ từ khóa glucosamin, trong vòng 0,2 giây đã cho khoảng 8.140.000 kết quả.
Phần lớn kết quả này đều từ các trang rao bán thực phẩm chức năng xách tay từ nước ngoài về, không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, bán với giá cao.
Từ lời mách bảo truyền miệng “loại thuốc này chống thoái hóa khớp, giảm đau xương khớp” hoặc “thực phẩm chức năng ý mà, cứ uống đi, kiểu gì cũng bổ…”. Hơn nữa, các trang rao bán sản phẩm glucosamin thường kèm theo lời quảng bá “glucosamin rất an toàn, hoàn toàn không có tác dụng phụ”.
Vì vậy phần lớn những người trên 60 tuổi có những dấu hiệu đau khớp, đến các chị U45-50 cũng rủ nhau uống để đề phòng dấu hiệu mau “xuống cấp” ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Những sản phẩm chứa glucosamin được cho là hàng xách tay… được đóng gói trong hộp to, có tới 200 – 365 viên, hàm lượng 1.500mg. Vì dùng thuốc theo truyền miệng nên không ít trường hợp đã phải gặp bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc Glucosamine
Tác dụng mà Glucosamine mang lại cho xương khớp của chúng ta thực sự rất lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc chứa Glucosamine có thể gây ra một số tác dụng không muốn. Đây là điều khá bình thường vì rất nhiều loại thuốc hiện nay đều có tác dụng phụ, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Vậy tác dụng phụ của Glucosamine là gì?
Làm tăng huyết áp: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Glucosamine sulfate có thể làm tăng insulin trong cơ thể. Khi insulin tăng sẽ làm huyết áp tăng theo. Trên thực tế, việc Glucosamine có thực sự làm tăng huyết áp hay không vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và theo dõi chặt chẽ chỉ số huyết áp trong quá trình sử dụng thuốc.
Gây dị ứng: Glucosamine có trong các loại thuốc, thực phẩm chức năng hiện nay thường được tổng hợp, điều chế từ vỏ giáp xác của tôm, cua,…. Vì thế, những người bị dị ứng hải sản có thể gặp các hiện tượng dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay,… khi uống Glucosamine.
Cần lưu ý gì để hạn chế tối đa tác dụng phụ của Glucosamine?
Đến đây chúng ta đều đã rõ Glucosamine có tác dụng phụ không và những tác dụng phụ của Glucosamine là gì. Để sử dụng loại thuốc này một cách hiệu quả, hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa Glucosamine
Theo các chuyên gia xương khớp, lượng Glucosamine cần bổ sung cho cơ thể là khoảng 1500mg. Nếu cơ thể hấp thụ tốt thì có thể giảm liều lượng xuống. Để biết chính xác liều lượng phù hợp cho mình, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.
Không nên lạm dụng các sản phẩm chứa Glucosamine, thay vào đó, bạn cần kết hợp với một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học.
Những người không nên dùng Glucosamine: Người bị dị ứng với hải sản, bệnh nhân tiểu đường, người bị cảm cúm, mắc các bệnh tai mũi họng, người bị rối loạn đông máu, người đang chuẩn bị phẫu thuật, người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú,….
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi là tác dụng phụ của Glucosamine, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị.

Để lại một bình luận