———-
Việc liền sẹo là một quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể nhằm phục hồi tổn thương da. Tuy nhiên, không phải tất cả các vết thương đều liền sẹo đẹp. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo, từ đó quyết định tính thẩm mỹ của vết sẹo.
̛̣ ̀ ̂́ ̛̛ ̣ ̣̂ ̀ ̂́ ̂̀ ̂́ ̂́:
1. ̣̂ ̂
Sự khác nhau của từng bệnh nhân chính là điều gây khó khăn cho bác sĩ điều trị và khó để dự đoán nhất về sự lành vết thương. Trong đó, có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng: Cơ địa sẹo lồi/ sẹo lõm, lứa tuổi, môi trường sống, thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia, ý thức chăm sóc vết thương, sự tuân thủ điều trị….
2. ̣ ́ ̂̉ ̛̛
Mỗi loại da và vùng da khác nhau trên cơ thể lại có đặc điểm lành vết thương khác nhau.
3. Đ̣̂ ̆ ̉ ̂́ ̂̉
Khi vết mổ quá căng sẽ gây thiếu máu nuôi tại chỗ, vừa làm lâu lành vết thương, đau nhức cho bệnh nhân và cũng là cơ hội hình thành sẹo xấu. Ngược lại, vết thương được khâu quá lỏng lẻo, không sát mép gây tăng nguy cơ nhiễm trùng, từ đó hình thành sẹo lớn.
4. ̛̛́ ̂́ ̛̛
Trong phẫu thuật tạo hình, các vết sẹo đẹp và dễ che dấu nếu sử dụng các đường rạch theo các nếp nhăn da, các đường viền, chân tóc hay lông mày.
5. ́ ̂́ ̂́ ̀ ̂ ̀ ̣ ̂̃
Các yếu tố bẩm sinh như pseudoxanthoma elasticum, hội chứng enlers-danlos hay bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh thần kinh, sử dụng thuốc steroid, non-steroid, suy dinh dưỡng, thiếu các vitamin cần thiết, nhiễm trùng
6. ̃ ̣̂ ̂ ̂́ ̛̛ ̉ ́ ̃
́ ̂ ̆́ ̛̉ ́ ̂́ ̛̛ ̣ ̂́ ̣
Việc nhận biết vết thương loại nào thực sự rất quan trọng để có kế hoạch chăm sóc vết thương. Thông thường có 2 loại vết thương:
1. Các vết thương nông hoặc các vết thương xây xát da – các vết thương này đa phần có thể điều trị tại nhà hoặc đã đến cơ sở y tế và được cho về nhà chăm sóc.
2. Các vết thương sâu, vết thương phức tạp, nhiễm bẩn hoặc có dị vật cần lập tức đến cơ sở y tế để được chăm sóc thích hợp
✤ Với các vết thương loại 1, cần chăm sóc sớm theo nguyên tắc:
Giữ vệ sinh vết thương: Rửa sạch vết thương với nước sạch, nước muối sinh lý hoặc xà phòng nhẹ để đảm bảo rửa trôi các chất bẩn bám lên vết thương.
Giữ vết thương khô ráo: Hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước thường xuyên trong quá trình sinh hoạt.
Giữ ẩm vết thương: Vết thương cần có độ ẩm nhất định để có thể lành thương nhanh hơn, giảm hình thành vảy tiết, ít có cảm giác ngứa hơn, tránh được việc phải gãi nhiều gây nên sang thương mới trên nền vết thương cũ chưa lành.
Bảo vệ vết thương: Vết thương cần được che phủ tránh tiếp xúc với các yếu tố gây nhiễm trùng từ môi trường ngoài như bụi bẩn, hóa chất.
Có thể sử dụng thuốc bôi để chống nhiễm trùng
Giảm hoạt động ở vùng da có vết thương: trừ một vài loại vết thương đặc biệt như bỏng có thể gây sẹo co rút, sẽ có những bài tập riêng và cần được tập sớm.
Bôi kem chống nắng: Sử dụng kem chống nắng khi vết thương đã liền giúp sẹo đỡ đỏ hơn và đỡ thâm đen hơn.
Tránh cạy, gỡ lớp vảy tiết trên vết thương, nên để tự bong.
✤ Với các vết thương loại 2, cần sự can thiệp và chăm sóc y tế tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Mục tiêu:
Phục hồi giải phẫu ban đầu của vết thương: Cắt lọc những mô dập nát, cắt lọc tối thiểu để giữ các mô lành, lấy toàn bộ dị vật, đảm bảo vết thương sạch, cầm máu tốt. Khâu nối phục hồi gân, cơ, mạch máu, thần kinh bị đứt. Các vết thương phải được khâu liền mép, đảm bảo không quá căng vết thương, khâu vết thương từ sâu đến nông, đầy đủ các lớp giải phẫu.
Giảm đau tốt sau mổ cho bệnh nhân
Tập phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân
Điều trị bao quát các yếu tố toàn thân đến các yếu tố tại chỗ ảnh hưởng đến vết thương.
́ ̣̂ ́ ̀ ̛̀ ̣
Chăm sóc vết thương đúng cách: Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đủ vitamin C, protein.
Tránh các yếu tố làm tổn thương da: Tránh nắng, hạn chế gãi, cào.
Tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ: Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sẹo xấu, cần đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Việc xử lý vết thương để hạn chế sẹo là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và đúng cách. Bằng việc tuân thủ các nguyên tắc trên và tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp các vết thương được lành nhanh hơn và thẩm mỹ hơn.